BẢN CHẤT CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO SINH KHỐI

Đông trùng hạ thảo là gì mà tốt đến thế? Cấu tạo sinh học của đông trùng hạ thảo là gì? Bản chất của đông trùng hạ thảo là gì mà có tác dụng chữa bách bệnh? Cùng nhau tìm hiểu bản chất của đông trùng hạ thảo sinh khối để biết bản chất đông trùng hạ thảo là gì? Vì sao mà đông trùng hạ thảo lại được coi như thần dược?

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ?

Đông trùng hạ thảo được xem là tiên dược trong y học vì tác dụng kỳ diệu của nó. Bản chất của đông trùng hạ thảo là dạng kí sinh của một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một loài bướm trong chi Thitarodes Viette.

thành phần có trong đông trùng hạ thảo

thành phần có trong đông trùng hạ thảo

Trong tiếng Trung chúng được gọi là đông trùng hạ thảo, có nghĩa là sâu mùa đông, cỏ mùa hè. Trong y học Trung Quốc được viết tắt là Trùng Thảo.
Đông trùng hạ thảo khi còn sống có thể thấy rõ hình con sâu với đầu là một cành nhỏ có lá. Phần lá có hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4-11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành.

Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5cm, đường kính khoảng 0,3-0,8cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu với khoảng 20-30 vằn khía. Phần đầu có màu đỏ, vằn khía nhỏ hơn. Có tất cả 8 cặp chân nhưng 4 cặp chân ở giữa là có thể trông thấy rõ nhất.

Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng, chất đệm nấm khá dai, bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo sinh khối được cho là có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hoạt chất sinh học có giá trị y dược cao. Bản chất của đông trùng hạ thảo là hiện tượng ấu trùng của loài bướm bị nấm trùng thảo sống kí sinh trên cơ thể. Vào mùa đông, trứng nở thành sâu non sống trong mặt đất, bị bào tử của nấm trùng thảo sống kí sinh trên cơ thể.

Môi trường phát triển của đông trùng hạ thảo

Môi trường phát triển của đông trùng hạ thảo

Cơ chế xâm nhiễm bào tử của loại nấm này vào cơ thể sâu non các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra, tuy nhiên, người ta dự đoán rằng là do sâu non ăn phải hoặc bào tử của nấm trùng thảo trong đất bám vào cơ thể sâu non và sống kí sinh nhờ hút chất sinh dưỡng từ cơ thể sâu non. Lâu dần, nấm đông trùng hạ thảo ăn sâu vào cơ thể sâu non, hút chất sinh dưỡng của chúng làm sâu non không lột xác thành bướm được.

Đến mùa hè, khi thời tiết trở nên ấm áp, nấm bắt đầu mọc nhanh ra khỏi cơ thể sâu non và chồi lên mặt đất như một ngọn cỏ và tiếp tục phát tán bào tử nấm trùng thảo.

Loài nấm đông trùng hạ thảo này được phân bố ở Châu Á và Châu Úc, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở khu vực Đông Á, ở những nơi cao nguyên có độ cao trung bình từ 4000-5000m như cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Loài nấm này được tìm thấy chủ yếu vào mùa hè khi cây nấm đã sinh trưởng và phát triển.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và chi phí để nuôi cấy đông trùng hạ thảo cũng là quá cao, nên giá thành của đông trùng hạ thảo không hạ nhiều, giá thị trường của đông trùng hạ thảo tính đến nay có thể lên đên 1,6 tỷ VND/kg.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO SINH KHỐI.

Theo những ghi chép từ đông dược cổ, đông trùng hạ thảo sinh khối có tác dụng là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh thận hư: liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, ho hen, có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

 

Đông trùng hạ thảo sinh khối

Đông trùng hạ thảo sinh khối

Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra vô số tác dụng của đông trùng hạ thảo: Hỗ trợ điều trị các bệnh tim, gan, phổi, thận, chữa và điều trị các bệnh ho, hen suyễn, tiểu đường, được ứng dụng trong điều trị các bệnh ung thư, viêm gan, suy giảm hệ miễn dịch, HIV/AIDS. Thậm chí còn có tác dụng trong việc làm đẹp.

Đông trùng hạ thảo sinh khối có nhiều tác dụng dược học như vậy đã được chứng minh là do bản chất của đông trùng hạ thảo có các chiết xuất từ nấm trùng thảo. Phân tích hoá học cho thấy, đông trùng hạ thảo sinh khối có đến 19 loại axit amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit và nhiều nguyên tố vi lượng: Al, Si, Na, K…

Bạn có biết đến: Đông trùng hạ thảo tươi Việt Nam

Đông trùng hạ thảo sinh khối còn được phát hiện có nhiều loại vitamin bổ dưỡng: vitamin A, B2, B12, C, E, K…

Ngoài ra, bản chất của đông trùng hạ thảo có thể chữa bệnh là do trong đông trùng hạ thảo sinh khối có chứa nhiều hoạt chất sinh học có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến Axit cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethin-adenosin. Đáng chú ý hơn là nhóm hoạt chất hydroxy-Etyl-Adenosin-Analogs.

Ngày nay, người ta ứng dụng đông trùng hạ thảo vào việc chữa bệnh thông qua các món ăn làm từ đông trùng hạ thảo, các thức uống từ đông trùng hạ thảo hay rượu ngâm đông trùng hạ thảo.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh đông trùng hạ thảo không có tác dụng phụ trên cơ thể người và động vật, tuy nhiên, đông trùng hạ thảo lại không phải là thần dược, không thể chữa bách bệnh cũng như không thể tuỳ tiện sử dụng. Cần có hướng dẫn sử dụng từ bác sỹ và sử dụng đúng liều lượng mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Comment facebook